Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần I Mùa Thường Niên | Mc 1,21-28 | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN I MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 1,14-20

Noel Quesson - Chú Giải

BÀI ĐỌC I: NĂM LẺ: Dt 2,5-12

Thiên Chúa không đặt dưới quyền các Thiên Thần vũ trụ tương lai.

Tác giả rõ rệt nhằm chỉnh lại ý tưởng của các trường phái Do Thái và ngộ đạo, đã gán một vai trò quan trọng cho các Thiên Thần trong sự tiến hóa của vũ trụ.

Sự tiến hóa của “thế giới sẽ đến” nắm trong bàn tay của Chúa Kitô, dưới sự ảnh hưởng của Người. Đó là nguồn hy vọng và lạc quan thật lớn lao.

Có người đã minh chứng trong một đoạn sách kia rằng: "Nhân loại là gì mà Chúa nhớ đến...Chúa đã hạ Người xuống kém các Thiên Thần... Chúa lại đặt trên đầu Người triều thiên vinh quang và danh dự... và bắt vạn vật quy phục dưới chân Người” vì khi Ngài bắt vạn vật quy phục Người, Ngài không trừ ra vật nào khỏi phục tùng Người.

Thánh Vịnh này (Tv 8,5-7) muốn tán dương ơn gọi cao cả của loài người? trong việc tạo dựng, khi nhắc lại chương trình của Thiên Chúa trong sách Sáng thế (1,26). Hãy làm chủ trái đất và cai quản nó. Tôi có xác tín vào sự thương tổn của vai trò này của loài người không? Tôi không thấy kỹ thuật biến đổi thế giới là một loại áp dụng lệnh truyền này của Đấng tạo hóa sao. Biết rõ hơn các định luật vũ trụ vật lý, sinh học, tâm lý, để thống trị chúng, và ngăn cản chúng đừng nghiền nát con người. Một trong những vai trò của khoa học là giải phóng con người khỏi những tha hoá mà thiên nhiên thô bạo đè nặng trên họ. Thắng sự khô chồi, túng đói, bệnh tật. Dùng các năng lực tàn phá của lửa, của điện, của nguyên tử cho lợi ích của con người.

Sự kiện Con Thiên Chúa làm người còn củng cố ơn gọi lạ lùng này nữa.

Hiện nay chúng ta chưa thấy một sự phục quyền Người. Nhưng Đấng trong một thời gian bị hạ xuống. kém các thiên thần là Đức Giêsu, chúng ta thấy Người được triều thiên vinh quang và danh dự, vì cuộc tử nạn của Người.

 Hẳn các thính giả nghe bài giảng này có thể phi bác rằng Chúa Giêsu đã bị hạ xuống kém các Thiên thần, trong cuộc sống nhân loại tại thế của Người.

Nhưng sự hạ thấp này chỉ là nhất thời, và không phải là một tai nạn ngẫu nhiên trong cuộc đời Chúa Kitô, sự hạ thấp này còn là nguyên do cứu -rỗi và vinh -quang nữa.

Vì cuộc tử nạn của Người, để nhờ ơn Thiên Chúa, Người chịu chết thay cho mọi người.

Kinh nghiệm về sự chết! công thức cần suy niệm.

Sự chết không tồn tại đối với Chúa Giêsu, nhưng lại là vấn đề người ta tranh cãi từ bên ngoài Người kinh nghiệm về nó, chủ đề này sẽ được lấy lại sau này. Và khi chịu luỵ phục nó, người đã thắng vượt nó.

Quả vậy, Chúa là nguyên nhân và cùng đích mọi vật, đã dần đưa nhiều con cái đến vinh quang.

Đó một lần nữa mục đích của Thiên Chúa là dẫn đưa người ta đến tham dự sự sống và vinh quang riêng của Người... là có thêm nhiều con cái. Một công trình tình yêu bao la!

Thật là thích hợp việc Chúa đã lấy cuộc khổ nạn mà làm cho Đấng đem lại ơn cứu rỗi được hoàn hảo.

Như thế, Chúa Giêsu chính là sự hoàn hảo trong chương trình của Thiên Chúa “sự hoàn thành của Người.” trong Người, sự biến đổi tận gốc rễ của con người, nâng họ tới Thiên Chúa, sự biến đổi được đưa tới kết cuộc của họ.

Vì chưng, Đấng thánh hóa và những người được thánh hóa, tất cả đều do một nguồn gốc. Vì thế Người không hổ thẹn gọi họ là anh em.

Tác giả nhấn mạnh sự liên đới của Chúa Giêsu với nhân loại. Đây là một loại ưu việt của loài người trên các thiên thần, Chúa Giêsu làm một người trong số chúng ta, khi hoàn toàn nhận lấy thân phận con người, bao gồm cả sự chết.

Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1 Sm 1,9-20

Tâm hồn đầy cay đắng, bà cầu nguyện với Chúa và khóc nức nở.

Hôm nay chúng ta đã suy niệm cảnh khốn khổ của người đàn bà đáng thương này. Hôm nay, chúng ta lại chiêm ngắm thái độ của bà trước nhan Chúa.

Cuộc sống của bà đã trở thành lời cầu nguyện. Toàn diện con người bà, cả xác lẫn hồn đều hòa nhập trong cầu nguyện trong đắng cay, bà cầu nguyện bà khóc lóc.

Lạy Chúa, con vẫn thường dừng lại trong nỗi đắng cay, mà không kịp nghĩ ra rằng, con có thể trút bỏ nó nơi Chúa. Con chỉ nằm trong khuôn khổ nhân loại, dùng hết sức mình để cố giải quyết những vấn đề khó khăn, mà không nương tựa đủ vào Chúa nhà cầu nguyện. Lạy Chúa, xin giúp con càng ngày càng biết thể hiện hai phản ứng:

Làm hết sức để giải quyết theo phương diện nhân loại không gì liên hệ đến con.

Với mọi năng lực, trí tuệ và sự kiên trì của con.

Cầu nguyện dựa trên các thực tại đó.

Với tất cả lòng tin, niềm tín thác của con nơi Chúa,

Lạy Chúa.

Ôi lạy Chúa muôn loài, nếu Người đoái nhìn đến nỗi khốn cùng của tớ nữ Người và nhớ đến tôi mà ban cho tôi một đứa con trai, thì tôi dâng nó cho Người suốt đời nó.

Như thế,, lời cầu xin này không có gì là ngạo mạn.

Không phải để đòi hỏi Thiên Chúa điều gì. Cũng không phải là một lời cầu xin bồng bột... Đây là lời cầu xin của bà ăn mày mà chưa được chấp nhận, nên bà cụ tiếp tục xin, rụt rè và khiêm tốn.

Lời cầu xin đặt bà trong tình trạng tùy thuộc trước nhan Chúa.

Bà sẵn sàng chấp nhận, nếu có một con, thì sẽ không thuộc về bà,.. và bà sẽ dâng hiến nó cho Thiên Chúa.

Lời cầu nguyện đích thực biến đổi chính con người cầu nguyện.

Lời cầu nguyện không làm thay đổi Thiên Chúa. Nó thay đổi chính chúng ta. Nó chuẩn bị chúng ta luôn sống sẵn sàng hơn. Xin cho ý Chúa thành sự.

Lời cầu nguyện đích. thực không làm chúng ta rút lui bỏ cuộc, nhưng đòi buộc ta tìm tòi hơn, hành động hơn, tìm kiếm những giải pháp tốt hơn.... Nó hòa hợp ta với ân sủng mà Thiên Chúa muốn thực hiện nơi ta.

Bà ra về và ăn uống mặt mày không còn ủ dột như trước nữa... Hai ông bà trở về đến nhà… Elkana phối hợp với vợ mình và Anna mang thai.

Sau khi cầu nguyện ở đền thờ, cuộc sống thường nhật lại tiếp diễn.

Và vai trò của các tiến trình tự nhiên nhất nơi con người thần tự được thực hiện,

Bé Samuel vừa là ân huệ Chúa ban vừa được “thụ thai " bởi cha mẹ.

Chúng ta biết rõ, đó là cách thức Thiên Chúa vẫn hành động qua các luật lệ thông thường.

Hành động của Thiên Chúa không có tính cách vận động, hơn nữa bề ngoài nó thường nấp sau nhiều loại hành động của con người. Nguyên nhân Đệ nhất là nguồn gốc mọi sự nấp sau các nguyên nhân phụ, khiến những nhân phụ có vẻ như đủ khả năng làm phát sinh mọi sự.

Bà hạ sinh một con trai mà bà gọi tên là Samuel, vì theo bà nói: “Tôi đã xin Thiên Chúa được nó”.

Các người không tin chỉ giải thích biến cố nhân loại trên bình diện tự nhiên, nhưng người đàn bà này lại hiểu được nó trong niềm tin sâu đậm. Bà "nói ra" cho thế giới, bà nhìn nhận biến cố trước mặt mọi người Khi đặt cho đứa con hằng mong đợi một tên gọi có tính cách tượng trưng để xác nhận lòng biết ơn của bà.

Như thế tôi có biết nhận ra tác động của phía Chúa trong đời tôi không?

Tôi có thói quen đoán giải đọc các biến cố xảy đến cho tôi?

Là giải thích chúng theo hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên không?

BÀI TIN MỪNG: Mc 1,21-28

Chúa Giêsu cùng với đoàn môn đệ, đến thành Capharnaum.

Chúa Giêsu không chờ đợi.Vừa có bốn môn đệ trong tay, Người đã bước vào hành động.

Và ngay ngày đầu tiên, ta đã có thể nhận ra một bản tóm lược công cuộc hoạt động này. Đó là Ngày đầu tiên tại Capharnaum thật nổi tiếng:

Chúa Giêsu giảng dạy…Người xưa trừ ma quỷ và chữa lành người bệnh.

Chúa Giêsu cầu nguyện…Người thi hành các điều đó trước mặt và cùng với bốn môn đệ.

Ngày Sabat, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường.

Đó là hành vi đầu tiên: Người tiến vào nơi tập họp và cầu nguyện chung, ngày mà mọi người hiện diện ở đó, và Người diễn giảng. Ban đầu, Người theo khuôn khổ của đời sống tôn giáo cổ điển thời Người. Nhưng Người sẽ không tự đóng khung tái đó; nhất là người ta sẽ thấy Người rao giảng ở bên ngoài, trong đời sống phàm trần. Việc này Người sẽ làm rất thường xuyên Maccô chỉ nêu lên ba lần Chúa Giêsu nói trong khung cảnh một hội đường: lần thứ ba, và cũng là lần cuối cùng, là ở Nadarét, người ta đã đóng sập cửa và trục xuất Người ra khỏi nơi đó. (Mc 6,2)

Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền chớ không như các luật sĩ.

Các luật sĩ chỉ biết lập lại những bài đã học sẵn. Còn Chúa Giêsu khiến người ta chú ý nhờ chính uy quyền cao cả phát xuất từ bên trong Người. Còn có thể nêu thêm một ghi nhận về con người huyền diệu này, là một ngày kia người ta sẽ nhận ra Người như 'Thiên Chúa". Nhưng ngay lúc này, người ta mới chỉ kinh ngạc về Người thôi!

Nếu phải nói về Thiên Chúa hay về Chúa Kitô cho con cái, cho bạn bè, tôi sẽ nói thế nào? có như luật sĩ chỉ lo lập lại những hình thức bài bản nhà trường? hay như một chứng nhân biết nội tâm hóa và đi sâu vào lời Chúa, biết trở nên mờ nhạt trước Đấng mà mình nói tới?

Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai: là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.

Đó là những thần ô uế đầu tiên khám phá ra Chúa Giêsu là ai? nhờ bản chất thiêng liêng, chúng không tinh tế hơn con người sao? Do đó, con người thì chỉ thắc mắc và kinh ngạc …còn chính ma quỷ thì biết rõ Người.

Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi, và ra khỏi người này".

Đó là một đề tài cốt yếu của toàn bộ Tin Mừng theo thánh Máccô: bí mật về Đấng Thiên Sai. Chúa Giêsu không Muốn người ta cứ bô bô vội vã quả quyết Người là Con Thiên Chúa. Người chỉ muốn mạc khải mầu nhiệm này một cách tiệm tiến, để tránh một nhiệt tình bồng bột của quần chúng. có thể làm sai lầm ý nghĩa sứ vụ của Người.

Một mạc khải quá sớm có thể để tạo cớ để người ta làm lệch hướng của sứ vụ này: "Nếu ông là Con Thiên Chúa,hãy làm điều này đi... hãy thực hiện việc kia xem coi…”

Ở địa vị Người, chúng ta đã làm gì? Có thể chúng ta đã vênh vang: 'Đó các bạn coi, ngay cả ma quỷ còn biết tôi là ai mà!". Không, Thiên Chúa hay làm ta chưng hửng. Người không thích quảng cáo ồn ào. Có lẽ vì thế mà Thiên Chúa đã không nhập thể vào thời đại của “báo chí” và “truyền hình”.

Một cách chân thành, tôi có chấp nhận thái độ âm thầm kín đáo của Thiên Chúa không? Tôi có thường xin nài Thiên Chúa biểu lộ uy quyền không?

Tôi có bị vấp phạm trước những yếu kém của Giáo hội?

Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Cái chi vậy? Đây là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho các thần ô uế và chúng vâng lệnh Người".

Một câu hỏi nêu lên. Toàn bộ Tin Mừng theo thánh Marcô quá đủ để trả lời ở đây chúng ta mới bàn tới trang đầu tới ngày đầu tiên rao giảng của Chúa.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Một ngày ở Ca-phác-na-um

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1) Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

- Khi đi giảng đạo, Chúa Giê-su đem theo các môn đệ, và như vậy các ngài có dịp tai nghe mắt thấy những lời Chúa giảng và những việc Chúa làm để cảm nghiệm và bắt chước sau này.

- Người vào hội đường giảng dạy. Nơi hội đường, Chúa Giê-su không có chức vụ gì và cũng chẳng có quyền hành gì, nhưng do thế giá của Người mà Người được mời giảng Thánh Kinh cho cộng đoàn: nêu cao giá trị con người do bản chất hơn là hình thức bên ngoài.

- Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người. Trong trách vụ của người dạy, hiệu quả đối với người nghe ở nơi gương sáng của đời sống và sự xác tín về điều mình nói, hơn là công việc giảng dạy.

b) Nghe lời Chúa nói:

- “ Câm đi, hãy xuất khỏi người này”: Chúa trục xuất quỷ bằng lệnh truyền. Chứng tỏ Chúa có uy quyền trên ma quỷ. Chúng ta chỉ có thể thắng ma quỷ bằng uy quyền của Chúa khi chúng ta về phe Chúa và hiệp thông với Chúa.

2. Nhìn vào đám đông dân chúng:

- Dân chúng có thiện chí và chú ý lắng nghe lời Chúa giảng nên mới phân biệt được giá trị của lời Chúa có uy quyền hơn lời giảng của các kinh sư. Cũng vậy, khi nghe giảng dạy, chúng ta phải có thiện chí và chú ý lắng nghe với lòng ngay thì mới tiếp thu và nhận thức được lời giảng, khiến chúng ta cảm nhận và biến đổi đời sống.

- Họ bàn tán với nhau: sau khi nghe lời Chúa giảng, và chứng kiến phép lạ Chúa làm, dân chúng bàn tán với nhau về những điều khiến họ cảm phục Chúa. Chúng ta nghe giảng, chúng ta thường bàn tán để phê bình, để chỉ trích hơn là cảm phục về nội dung bài giảng để đem ra thực hành.

- Sau khi nghe giảng, dân chúng truyền nhau về sự cảm phục Chúa, khiến cho danh tiếng Chúa đồn ra mọi nơi. Sau khi nghe giảng dạy, chúng ta cần truyền nhau những điều hay lẽ phải về lời giảng để hiệu quả của lời giảng lan rộng ra chung quanh. Đó cũng là hình thức chia sẻ sức sống của lời Chúa.

- Chúa cấm thần ô uế không được rao truyền danh thánh của Người vì thời giờ chưa thuận tiện. Chúa giữ thái độ âm thầm và kín đáo trong công việc làm. Người tông đồ noi gương Chúa cần phải biết khiêm nhường, kín đáo, tránh sự phô trương kẻo làm hỏng công việc.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.